Hội quán Quảng Đông có gì? 

Hội quán Quảng Đông có gì? 

Hội quán quảng đông nổi tiếng là khu di tích lịch sử ý nghĩa của thành phố Hội An. Nơi đây có kiến trúc độc đáo của người Hoa. Hàng năm lượng khách du lịch về đây tham quan rất đông, cả du khách trong nước với ngoài nước. Nếu bạn là người tín ngưỡng thì đừng bỏ lỡ hội quán Quảng Đông nhé. 

1. Giới thiệu về hội quán Quảng Đông 

     Hội quán nằm ở 176 đường Trần Phú, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nằm ngay trên con đường di sản. Nơi đây có rất nhiều công trình kiến trúc rất đồ sộ. Hàng ngày có rất nhiều du khách đến đây tham quan. Giờ mở cửa là từ 6 giờ sáng đến 16 giờ chiều. 

hoi-quan-quang-dong.jpg (132 KB)

Lịch sử hình thành và phát triển 

     Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, phố cổ Hội An phát triển với thương cảng. Nơi đây đã thu hút rất nhiều thương gia người Trung Quốc đến đây sinh sống và buồn bán. Hội quán Quảng Đông được xây dựng vào 1885 thế kí 18 bởi một thương nhân Trung Quốc. Lúc mới xây dựng với mục đích để thời Đức Khổng Tử và Thiên Hậu Thánh Mẫu. Đến 1911 được chuyển sang thờ Tiên Hiền và Quan Công. 

     Đây là địa điểm tâm linh tín ngưỡng của các thương lái và là nơi sinh hoạt văn hóa, giao lưu với hội đồng hương. Mọi người giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

2. Hội quán Quảng Đông Có Gì? 

2.1. Tìm hiểu về Kiến Trúc

kien-truc-hoi-quan-quang-dong.jpg (180 KB)

     Hội quán được xây dựng với kiến trúc độc đáo. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa gỗ và đá. Các chi tiết trang trí ở đây được trạm trổ tỉ mỉ. Phải những thợ cứng tay mới đưa ra được các kiến trục đẹp như vậy. Công trình này được xây dựng theo hướng khép kín và có hình dáng của chữ quốc. Cả công trình được đặt trên nền đất cao và rộng bao gồm: Tam quan, phương đình, hai bên nhà đông tây, chính điện, sân sau và sân vườn xung quanh. 

     Vừa bước vào cổn chính đập vào mắt du khách là 3 bức tranh lớn của 3 vị quan nổi tiếng một thời đó là Lưu Bị, Trương Phi và Quan Công. Tiếp đến là nhà tiền điện với quy mô rộn lớn. Tường nơi đây được trạm trổ bằng đá tinh xảo và rấy kì công. Được thiết kế với mái nhiều tầng được tạo dáng cao xem kẽ đó là những hình trạm trổ đẹp mắt mang đậm nét cổ xưa. 

     Tiếp theo là đến khuôn viên của hổi quán. Trong khuôn viên thì có sân vườn rộng lớn với nhiều cây cảnh được chăn sóc tỉ mỉ. Ở giữa sân là chiếc hồ lớn có hình tượng rồng đang uốn lượn

     Bước vào chính điện là một không gian rộng lớn. Có các trụ cột đỡ cỡ lớn được  chia chánh điện thành 3 gian chính. Bao gồm gian chính giữa thờ Quan Công, hai gian còn lại là thời Phước Đức Chánh Thần và Tài Bạch tinh quân. 

Tiếp đến là tả vu, hữu vu để nối liền tiền điện với chính điện với thiết kế rất đơn giản nhưng độc đáo. 

     Còn nơi tiếp khách là nằm ở bên phải của chính điện, nơi bàn bạc cá hội nghị quan trọng. 

     Cuối cùng là khu hậu viên của hội quán rất rộng rãi với nhiều cây xanh. Với chiếc đài làm điểm nhấn cho khu hâu viên thêm rực rỡ bắt mắt hơn. 

2.2. Cổ Vật ở Hội Quán Quảng Đông

     Ngày nay, Hội quán vẫn giữ được các di vật từ thời cổ mang lại giá trị cao. Những cổ vật như bốn bức hoành phi, lư trầm bằng đồng, sứ men ngọc Trung Quốc. Cổ vật đặc biệt nhất đó là bức quan công phi ngựa để bạo vệ phu nhân của Lưu bị. Những cổ vật này đều gắn liền với sự kiện lịch sử 

2.3. Hoạt động truyền thống tại Hội Quán 

     Hoạt động được tổ chức vào tháng giêng âm lịch hàng năm. Đầu tiên là Tết Nguyên Tiêu cầu cho một năm mưa thuận gió hòa. Ngoài ra đến 24 tháng 6 thì có lễ hội vía Quang Công. Hội này tổ chức rất lớn để bày tỏ lòng thành kính đến các vị tướng tài ba. Nếu đi Hội An bạn đừng bỏ lỡ 2 hoạt động này nhé.

3. Đến Hội Quán Quảng Đông cần chú ý điều gì

      Đầu tiên phải nói đến trang phục, đến Hội Quán đầu tiên cần mặc trang phục phù hợp. Không nên mặc áo đầm quá ngắn như áo hai dây, váy ngắn. 

Tiếp đến là du khách đến đây phải lịch sự tham quan. Không nên nói chuyện lớn tiếng cười đùa vì đây được xem là điều cấm kị. 

      Cuối cùng là bạn cần giữ vệ sinh chung cho Hội Quán. Để giữ được sự tôn nghiêm, du khách nhớ vứt rác đúng nơi quy định. 

      Đến đây du khách nên đi giày bệt để tránh đau chân. Nên chuẩn bị thêm chiếc dù cầm tay để che nắng.

4. Địa điểm du lịch hội quán Quảng Đông

     Vì nằm ở trung tâm nên còn rất nhiều các điểm du lịch hấp dẫn khác nữa. Bạn có thể tham khảo các địa điểm dưới đây khi đến thăm Hội Quán

Phố cổ Hội An

pho-co-hoi-an.jpg (344 KB)

     Không thể bỏ lỡ phố cổ Hội An. Một nơi nổi tiếng với 1000 di tích và các kiến trúc cổ kính được giữ lại. Nhà cửa, phố xá đình chùa được giữ nguyên vẹn. Đến với Hội An du khách sẽ đươc tận hưởng không khí trong lành rất thư thái. Người dân nơi đây rất mến khách. Nếu bạn thích khám phá sự cổ kính thì đừng bỏ lỡ địa điểm này nhé. 

Chùa Ông Hội An

chua-ong-hoi-an.jpg (59 KB)

     Đây là một điểm du lịch linh thiêng đã có từ rất lâu đời. Nơi đây còn có tên gọi khác đó là Quan Công Miếu. Được xây dựng từ thế kỉ 17 đến nay, ngôi chùa vẫn giữ được nét cổ kính. Kiến trúc độc đáo mang nhiều giá trị to lớn. Đặc biệt là mang ý nghĩa lịch sử của thời đại

Nhà cổ Tấn Ký

nha-co-tan-ky.jpg (59 KB)

     Đây là di sản quốc gia được thiết kế theo phong cách Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Đường nét hài hòa, độc đáo. Nói đây cũng là nơi đón tiếp các nguyên thủ quốc gia. Đặc biệt khách nước ngoài đến đây rất đông. 

Hội quán Phúc Kiến

hoi-quan-phuc-kien.jpg (97 KB)

     Lại điềm du lịch nổi tiếng mang đậm kiến trúc của người Hoa. Nơi đây được đánh giá là hội quán đẹp nhất trong ba hội quán. Đã được nhà nước trao bằng di tích lịch sử cấp quốc gia. 

Hội quán Triều Châu

     Còn có tên gọi khác là chùa ông Bổn, nơi sinh ra các hoạt động của người Hoa tại Hội An. Kiến trúc cực kì tinh xảo bằng những bàn tay của các nghệ nhân thời xa xưa. Đây là một điểm tham quan lý tưởng dành cho bạn nên bạn đừng bỏ lỡ nhé.


19006215