Khám phá Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nam
Hà Nam, một vùng chiêm trũng cửa ngõ phía Nam thủ đô với tiết trời dễ chịu và được thiên nhiên ưu ái nhiều thắng cảnh. Không chỉ nổi tiếng bởi nên văn hiến lâu đời Hà Nam đang là cái tên được nhắc nhiều về hệ thống tâm linh với bốn ngôi chùa nổi tiếng, Tam Chúc, Bà Đanh, Phật Quang và Địa Tạng Phi Lai. Tưởng chừng như đã bị thời gian lãng quên thì nay ngôi chùa mang tên Địa Tạng đã khoác lên mình màu áo mới thu hút đông đảo du khách thập phương về chiêm bái, vãn cảnh. Cảm giác thanh tịnh nơi cửa chùa, vẻ đẹp yên bình, dung dị khiến lòng người dễ chịu, ngỡ như không vướng bụi trần.
1. Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự ở đâu?
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự chỉ cách Hà Nội khoảng gần 70km, tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Chùa Địa Tạng Phi Lai có thế ngai vàng, lưng tựa núi, hai bên là tả thanh long, hữu bạch hổ. Về quy mô, chùa có Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, Đức Thánh hiền; nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử. Chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ X. Thuở đầu chùa có quy mô rộng khoảng 120 gian. Nhiều vua chúa đã từng ghé thăm nơi này. Sau rất nhiều thế kỷ trôi qua ngôi chùa đã bị xuống cấp nghiêm trọng và dường như đã bị lãng quên. Vào năm 2015, đại đức chủ trì Thích Minh Quang đã cho xây dựng lại ngôi chùa và lấy tên thành Địa Tạng Phi Lai Tự.
2. Khám phá Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự.
Chùa Địa Tạng Phi Lai còn có tên gọi dân gian là chùa Đùng, xuất phát từ tên cổ Đùng của thôn Ninh Trung nằm ở xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam. Người dân trong vùng con truyền tai nhau rằng ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ 11 với hơn 100 gian. Xưa kia vua Trần Nghệ Tông từng chọn chùa làm nơi ở ẩn và vua Tự Đức cũng từng đến chùa để cầu tự. Tính đến nay ngôi chùa cũng đã gần nghìn năm tuổi, dần xuống cấp mà bị hao mòn theo thời gian. Mãi cho đến cuối năm 2015 Đại đức Thích Minh Quang bắt đầu tiếp nhận, tu sửa và lấy tên mới là Địa Tạng Phi Lai Tự với hàm ý Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát đã đến nơi này, đã hoá Phật, và không trở lại. Ngôi cổ tự tọa lạc trên một quả đồi nhìn ra cánh đồng lúa bát ngát, lưng tựa vào đồi thông, xung quanh bốn hướng đều được thiên nhiên bao bọc. Có lẽ đây cũng là một phần trong số những lý do mà ngôi chùa bị bỏ không trong suốt một thời gian dài, sự sự heo hút, rậm rạp trước khi được tu sửa và du khách biết đến như ngày nay.
3. Giờ mở của của Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
Hiện nay Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự mở cửa đón khách tham quan, chiêm bái, vãn cảnh từ 06:30 - 18:30. Lịch hoạt động Địa Tạng Phi Lai Tự tất cả các ngày, gồm cả ngày nghỉ lễ, tết trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật.
4. Giá vé tham quan chùa Địa Tạng Phi Lai Tự.
Hiện tại chùa Địa Tạng Phi Lai Tự không thu vé tham quan, vào cổng. Địa Tạng Phi Lai tự vừa được tu bổ lại trong thời gian gần đây nhưng không vì thế mà chùa có thu vé hay bất cứ chi phí nào khác đối với tín đồ Phật tử hay du khách đến tham quan. Trong những ngày nắng nóng các sư ở chùa còn cho du khách mượn nón lá che nắng và chụp ảnh, hay nếu bạn có lỡ quên mà mặc đồ ngắn đến cũng có thể hỏi mượn những chiếc khăn sẵn trong chùa.
5. Chùa Địa Tạng Phi Lai đi vào thời gian nào đẹp nhất.
Tết đến xuân về cũng là lúc chùa Địa Tạng ngập trong sắc hoa, đến khoảng ngày mùng 9 - 10 tháng Giêng chùa lại tái hiện khung cảnh chợ quê đồng bằng Bắc Bộ xưa với nhiều gian hàng đặc trưng. Vào những dịp lễ quan trọng chùa cũng tổ chức nhiều hoạt động và cũng là cơ hội để nhiều tín đồ cũng như du khách hành hương về đây. Lễ Vu Lan được tổ chức vào 30/7 m lịch, Tết Trung thu 15/8 m lịch và đặc biệt là khóa tu mùa hè diễn ra từ tháng 6 đến tháng 7 dành cho những người hữu duyên, muốn tạm gác lại công việc được cùng sống, cùng sinh họa với các tăng ni, làm công quả, nghe thuyết pháp.
Địa Tạng Phi Lai Tự là ngôi chùa cho tớ tìm được sự bình yên, nhẹ nhàng. Là nơi cho ai muốn tịnh tâm, tránh xa cuộc sống ồn ào ngoài kia. Hãy một lần đến với ngôi chùa nổi tiếng này để tìm lại những khoảnh khắc thanh bình trong góc khuất tâm hồn giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ, thanh vắng các bạn nhé!