Trường Quốc Tử Giám Huế

Trường Quốc Tử Giám Huế

      Trường Quốc Tử Giám Huế là ngôi trường mang trong mình vẻ đẹp cổ kính. Trường là di lịch sử đại học duy nhất vào thời phong kiến. Hiện nay, trường đã được công nhận là bảo tàng lịch sử và cách mạng tỉnh Thừa Thiên- Huế. 

Huê không chỉ nổi tiếng với danh lam thắng cảnh đẹp, ẩm thực độc đáo mà nơi đây còn nổi tiếng với trường Quốc Tử Giám. Một địa điểm lịch sử ghi lại những dấu ấn thời xa xưa. Bạn sẽ được lắng nghe nhiều cậu chuyện lịch sử và chương ngưỡng những cổ vật từ xa xưa khi ghé thăm trường Quốc Tử Giám. Nếu bạn đam mê, thích tìm tòi lịch sử thì nhất định đừng bỏ lỡ địa điểm này. 

1. Giới thiệu sơ lược về trường Quốc Tử Giám Huế

truong-quoc-tu-giam-hue.jpg (228 KB)

     Trường Quốc Tử Giám ở Huế là trường đại học đầu tiên trong lịch sử. Ngôi trường được xây dựng dưới thời nhà vua Gia Long, năm 1803. Đầu tiên, trường có tên là Đốc Học Đường. Năm 1820, vua Minh Mạng đã đổi tên thành trường Quốc Tử Giám

HIện nay, UNESCO đã công nhận trường là di tích lịch sử văn hóa di sản thế giới. Ngôi trường còn là bảo tàng lịch sử và cách mạng của tỉnh Thừa Thiên - Huế. 

1.2. Địa chỉ trường Quốc Tử Giám?

     Trước đây, trường thuộc địa phận xã An Ninh Thượng, huyện Hương Trà. Địa điểm này cách kinh thành Huế khoảng 5km về phía Tây. Ngày nay, trường thuộc địa phận của làng An Bình giáp ngay gần với làng long Hồ Hạ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Trường tọa lạc ở vị trí vô cùng đắc địa, nằm bên cạnh Văn Miếu, mặt tiền hướng ra con sông Hương. Khung cảnh ở ở đây rất nên thơ và mang nhiều nét cổ kính, trữ tình đậm nét xứ Huế yêu thương. 

2. Lịch sử 1000 năm tuổi của Quốc Tử Giám.

truong-quoc-tu-giam-hue4.jpg (142 KB) 

2.1. Trường Quốc Tử Giám Huế được xây dựng từ năm nào?

     Tháng 8 năm 1803, ngôi trường Đốc Học Đường hay có tên gọi khác là Quốc Học Đường được thành lập. Đó là ngôi trường đại học đầu tiên trong lịch sử. 

Đến 1820, vào thời vua Minh Mạng trị vì đất nước, ngôi trường được đổi tên thành trường Quốc Tử Giám. Năm 1945, chiều Nguyễn bị sụp đổ, ngôi trường cũng chấm dứt vai trò của mình. Mặc dù vậy. ngôi trường cũng vẫn là ngôi trường hàng đầu đóng góp vai trò trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nước nhà. 

     Ngôi trường đại học đầu tiên của nước ta mang tên Đốc Học Đường ( hay còn gọi là Quốc Học Đường) đã được thành lập vào tháng 8 năm 1803.Những thành tựu để lại còn nhiều, hơn 500 tiến sĩ, phó bảng dưới chiều Nguyễn vẫn được in dấu tại đây. 

2.2.Khám phá trường Quốc Từ Giám ở Huế ngày nay

truong-quoc-tu-giam-hue-3.jpg (159 KB)

      Quốc Tử Giám ở Huế ngày nay là Bảo tàng lịch sử và cách mạng của tỉnh Thừa Thiên Huế. Công trình này là di tích trường đại học duy nhất trong thời phong kiến còn tồn tại trên đất nước. Ngôi trường còn góp phần thực hiện tuyên truyền về nguyên cứu, giáo dục khoa học. Nơi đây có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Những di sản phi vật thể như văn hóa, lịch sử của nước nhà.  

    Vào ngày 11/12/1993, trường đã được nhà nước lưu danh là di sản văn hóa thế giớ kèm theo những hệ thống di tích lịch sử của triều đình nhà Nguyễn. 

3. Khám phá nét độc đáo của trường Quốc Tử Giám. 

      Xứ Huế là nơi thu hút du khách tới tham quan những vẻ đẹp cổ kính và khung cảnh thiên nhiên trữ tình. Trường Quốc Tử Giám là địa điểm không thể bỏ qua khi đến Huế. Đặc biệt, nếu bạn đam mê lịch sử văn hóa thì nhất định phải đến trường để chiêm ngưỡng những nét độc đáo. 

3.1. Lịch sử của trường Quốc Tử Giám

truong-quoc-tu-giam-hue-1.jpg (58 KB)

     Mới đầu, khi được xây dựng, quy mô của trường còn nhỏ. Trường chỉ bao gồm một tòa chính và hai dãy nhà nhỏ ở hai bên.Hai dãy là khu vực quan Chánh, Phó Độc Học thực hiện công tác giảng dạy. Sang thời vua Minh Mạng, trường mở rộng với quy mô lớn hơn. 

Năm 1821, vua Minh Mạng quyết định dựng thêm tòa Di Luân Đường. Đây là một tòa giảng đường dạy học và có hai dãy nhà phục vụ việc học ở bên cạnh. Mỗi dãy được thiết kế với 19 gian phòng. Những căn phòng này là nơi để cho sinh viên làm bài và đọc sách. 

     Năm 1848, vua cho xây thêm một tòa nhà 9 gian. Tòa nhà kèm theo hai dãy cư xá – mỗi bên được thiết kế 2 gian dành cho sinh viên. Thời bấy giờ, nơi đây là điểm trường đại học duy nhất ở kinh thành vì vậy sinh viên quy tụ về đây rất đông. 

      Năm 1908, trường Quốc Tử Giám Huế đã được di dời vào bên trong của Kinh Thành. Quy mô của trường có chút thay đổi bao gồm: Di Luân Đường, hai dãy phòng học hai bên, dãy cư xá của sinh viên ở phía trước, phía sau là tòa Tân Thơ Viện. Ngoài ra, hai bên có nơi lưu trú cho quan Tế Tửu, Tư Nghiệp ( hiệu trưởng và hiệu phó) và các viên chức khác. 

     Năm 1923, Tân Thơ Viện đã được tách thành bảo tàng Khải Định còn được lưu giữ đến tận ngày nay. Trường đã tiếp tục cho xây thêm một thư viện mới có tên là Thư Viện Bảo Đại. Từ ngày đó đến hiện tại, kiến trúc của trường gần như không bị thay đổi.  Vì vào tháng 8/1945, vai trò của trường Quốc Tử Giám đã chấm dứt hoàn toàn. 

3.2. Nơi lưu giữ những cổ vật

     Khi đến thăm trường Quốc Tử Giám, du khách sẽ được tận mắt khám phá 32 tấm bia khắc tên 293 tiến sĩ dưới triều Nguyễn. Ngoài ra, bảo tàng cũng trưng bày rất nhiều hiện vật có giá trị về văn hóa và lịch sử: xe bọc thép, xe tăng, súng phòng không… 

truong-quoc-tu-giam-hue-2.jpg (106 KB)

4. Những lưu ý khi tham quan Quốc Tử Giám - Huế

     Để có một chuyến tham quan trường Quốc Tử Giám bạn cần lưu ý những điều sau đây để có một trải nghiệm trọn vẹn nhất: 

     Vì là nơi linh thiêng nên bạn hãy chọn cho mình những trang phục lịch sự và trang nghiêm. Không hút thuốc hay mang các vật liệu dễ cháy nổ trong khuôn viên để bảo đảm an toàn. Giữ gìn vệ sinh chung cho cảnh quan và môi trường. Không vẽ , xâm hại đến các hiện vận được trưng bày tại Quốc Tử Giám. 


19006215