Chùa Quốc Ân Huế ở đâu

Chùa Quốc Ân Huế ở đâu mà được nhiều du khách quan tâm vây? Chùa Quốc Ân là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ Huế. Chùa lưu giữ rất nhiều dấu ấn Phật Pháp cổ xưa với những cảnh quan tươi đẹp và yên bình. Ngôi chùa thu hút nhiều phật tử đến chiêm bái và tham quan. 

 Nếu bạn có dịp ghé thăm xứ Huế thì nhất định đừng bỏ lỡ chùa Quốc Ân - ngôi chùa linh thiêng bậc nhất xứ Huế. Cảm quan thiên nhiên chùa bình yên mang lại cảm giác thư thái giải tỏa căng thẳng cho mọi du khách. 

1.Địa chỉ chùa Quốc Ân Huế ở đâu ? 

chua--quoc---an--hue--o--dau.jpeg (79 KB)

     Chùa Quốc Ân Huế tọa lạc tại số 143 Đặng Huy Trứ, phường Trường An, Thành Phố. Huế,Thừa Thiên Huế. Ngôi chùa nằm ngay dưới chân đồi Hòn Thiên về phía Tây của núi Ngự Bình. Bước tranh tâm linh của xứ Huế thật đa dạng với Huyền Không Sơn Thượng, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, chùa Từ Đàm Huế, chùa Thiền Lâm và không thể kể thiếu sự góp mặt của chùa Quốc Ân.

1.1. Chùa Quốc Ân ở đâu?

     Chùa Huế Quốc Ân tọa lạc ở địa chỉ 143 Đặng Huy Trứ, phường Trường An, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, dưới chân đồi Hòn Thiên, về phía Tây của núi Ngự Bình. Cùng với Huyền Không Sơn Thượng, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, chùa Từ Đàm Huế, chùa Thiền Lâm, chùa Quốc Ân góp phần làm đa dạng thêm bức tranh du lịch tâm linh xứ Huế. 

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Quốc Ân Huế

chua--quoc---an--hue--o--dau.jpg (328 KB)

     Chùa Quốc ân được xây dựng vào thế kỉ XVII. Ngôi chùa được tổ sư Nguyên Thiều hoặc với tên khác là Hoán Bích Nguyên Thiều thuộc thế hệ thứ 33 của thiền phái Lâm Tế lập nên. Vị thiền Sư quê ở Trung Quốc sang Đại Việt hoằng hóa phật pháp. Năm 1665, ngài theo thuyền buôn di chuyển đến Việt Nam dựng nên ngôi chùa Thập Tháp Di Đà ở Bình Định. Thời gian sau, ông ra Thuận Hóa lập nên am Vĩnh Ân và xây tháp Phổ Đồng.

     Đến năm 1689, chúa Nguyễn Phúc Trăn đổi tên chùa Vĩnh Ân thành chùa Quốc Ân. Ngôi chùa mang tấm biển “Sắc Tứ Quốc Ân Tự” nhằm ghi nhớ công ơn người thiền sư đã sáng lập ra chùa. Ở triều Nguyễn, ngôi chùa được xây dựng khang trang và được chú trọng vào việc tạo tượng thánh, tượng Phật, tượng Bồ Tát và chư Tổ.  Tuy đã trải qua nhiều lần tu sửa nhưng ngôi chùa vẫn còn giữ nguyên vẹn nét kiến trúc xưa vô cùng độc đáo. Ngày nay ngôi chùa Quốc Ân do Hòa thượng Diệu Tánh trụ trì.

2. Điểm đặc biệt của Chùa Quốc Ân Huế

     Ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo và đa dạng tượng Phật. Ngày nay ngôi chùa vẫn lưu giữ được những dấu tích của Phật giáo từ thời kì Thuận Hóa, Phú Xuân

2.1. Kiến trúc ngôi chùa độc đáo

chua-quoc--an--hue--o--dau.jpeg (30 KB)

     Chùa Quốc Ân Huế là một di sản nổi tiếng với kiến trúc chùa tháp cổ xưa độc đáo ở Huế. Ngôi chùa được xây dựng theo lối chữ "Khẩu". Khuôn viên chùa rộng đến 5.000m2. Chùa được xây dựng với diện tích khoảng 550m2. 

     Du khách đi từ bên ngoài vào sẽ đi qua cổng tam quan sau đó đến một khoảng sân rộng đến các bậc cấp đẫn vào phía sân chùa. Phía trước ngôi chùa có 2 bia đá: Bia thứ nhất có chữ Quốc Ân tự và bia còn lại không có chữ. Ban thờ Thánh Mẫu và ngũ hành nằm cạnh hai bia đá tiếp đến là chánh điện thờ Phật và cuối cùng là nhà Tăng, nhà thờ linh và nhà khách. Phía sau ngôi chùa là hệ thống mộ tháp thờ linh thiêng, thờ cúng các vị trụ trì của chùa qua các thế hệ. 

     Tòa điện Đại Hùng của chùa Quốc Ân bao gồm tiền điện và chính điện được thiết kế theo ngôi nhà rường xây dựng theo mô típ truyền thống. Kiến trúc của tòa điện là “Trùng thiềm điệp ốc” hay thấy trong các cung điện ở Huế. 

     Tiền điện có chiều rộng là 21,1m và chiều dài 7,9m được trang trí theo kiểu cung đình xưa chú trọng nhiều trong chạm trỗ phần mái đình chùa. 

     Chính điện của chùa Quốc Ân được làm từ bộ khung gỗ truyền thống. Có tất cả 52 cột, xung quanh được xây tường gạch. Hai chái kép được trang trí theo đề tài và ngũ phúc và tùng lộc.

     Chùa Quốc Ân cũng gần giống như chùa Thiên Mụ Huế. Cả hai ngôi chùa đều được xây dựng dựa trên những “nguyên tắc phong thủy” từ thời xưa nhưng vẫn mang những nét riêng biệt độc đáo. Chùa Quốc Ân nằm ở trên đồi cao nơi đây có nhiều cây cối, là chốn “hội linh tụ khí” và hòa quyện của đất trời. Ngôi chùa nằm giữa khung cảnh thiên nhiên nên thơ và yên bình. Du khách đến chùa sẽ được chiêm ngắm một bức tranh bình dị và đẹp mắt. Bởi vậy, ngôi chùa đã thu hút người tứ phương tìm về vãn cảnh, cúng bái.

2.2. Khám phá kho tàng đặc trưng văn hóa của Phật giáo

chua--quoc--an--hue--o--dau.jpg (134 KB)

     Đến với chùa Quốc Ân, bạn vừa được chiêm ngưỡng cảnh chùa đẹp, thanh tịnh vừa được khám phá một bảo tàng thu nhỏ. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều tượng khí, pháp khí mang đậm những dấu ấn văn hóa của Phật giáo xứ Thuận Hóa xưa. Vì vậy năm 1993, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định số 1046 để bảo vệ ngôi chùa.

     Ngôi chùa hiện đang trưng bày và thờ tự nhiều tượng khí, pháp khí xưa của từ thời khai sơn cho đến ngày nay. Có nhiều hiện vật quý giá như: tượng Phật Thích Ca, bộ tượng Tam Thế Phật tất cả đều được chú tạo từ khoảng những năm 1851. 

     Chùa còn thờ các tượng khí do Tổ Nguyên Thiều mang từ Trung Hoa sang như: Bồ Tát Quan Thế Âm Hộ pháp, Bồ Đề Đạt Ma, Quan Thánh (Quan Vân Trường). Những chiếc bia ký, đại hồng chung, khánh đồng đúc từ thời Minh Mạng vẫn được lưu giữ tại nơi đây. 

3. Những điểm du lịch hấp dẫn gần chùa Quốc Ân Huế

chua-quoc--an--hue--o--dau.jpg (67 KB)

3.1. Tham quan kinh thành Huế 

     Kinh thành Huế chỉ cách chùa Quốc Ân chỉ 4km.  Kinh thành là một điểm tham quan mà bạn nhất định không thể bỏ lỡ khi đi du lịch Huế. Tất cả các dấu ấn về thời vàng son uy quyền của nhà Nguyễn được lưu truyền tại nơi đây.Du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vượt thời gian của những công trình kiến trúc cổ đặc sắc. Bạn được ngắm cảnh quan cổ kính, mộng mơ. Nếu bạn đam mê tìm hiểu về lịch sử, văn hóa thì đây là địa điểm rất thích hợp dành cho bạn. Bạn đừng quên chụp nhiều tấm hình lung linh đậm chất cổ trang. 

3.2. Khám phá Đồi Thiên An 

     Địa điểm thứ hai mà bạn không nên bỏ lỡ đó là đồi Thiên An. Đồi chỉ cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km. Đồi Thiên An Huế là điểm check in “hót - hòn - họt” mà gần đây các bạn trẻ đua nhau tìm đến. Khung cảnh nơi đây tuyệt đẹp với đồi núi hoang sơ và rừng thông bạt ngàn. Những con đường uốn lượn quanh co trông rất đẹp mắt 

3.3. Kỳ đài 

     Cuối cùng, bạn không nên bỏ sót Kỳ đài. Kỳ đài Huế còng có tên gọi khác là Cột cờ của Kinh thành Huế. Đây là một trong những điểm tham quan cực kì nổi tiếng. Công trình kiến trúc Kỳ đài thuộc quần thể di tích Hoàng thành Huế. Du khách không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc của Kỳ đà mà còn được check in tại Ngọ Môn. Bạn còn được  khám phá Đại Nội Huế, xem Thần công khai hỏa rất thú vị. 

Xem thêm :