Chùa Hương Tích Hà Tĩnh nằm trên dãy núi Hồng Lĩnh là một trong 21 thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất của nước Nam xưa. Vẻ đẹp thiên nhiên của chùa khiến nhiều du khách say đắm. Ngoài ra đây là chốn linh thiêng của đất trời, nơi tìm lại được bình yên, thanh thản trong tâm hồn.
1. Tìm hiểu đôi nét về chùa Hương Tích
1.1. Địa điểm của chùa Hương Tích
Chùa nằm ở độ cao 650m so với mặt nước biển, và nằm ở lưng chừng đỉnh Hương Tích. Đỉnh Hương Tích là một trong những ngọn núi đẹp và hùng vĩ nhất của dãy Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Tên gọi đầy đủ của chùa là Hương Tích Cổ Tự. Dân gian từ xa xưa còn gọi với cái tên là chùa Thơm. Chùa Hương Tích theo hệ phái Phật giáo Bắc Tông và chùa thờ chính đó là bậc Quan Âm Bồ Tát.
1.2. Sự tích về chùa Hương Tích
Chùa Hương Tích được xây dựng từ bao giờ? Chùa Hương Tích là nằm trong TOP những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam. Chùa đã trải qua niên đại hàng nghìn năm. Tương truyền rằng, chùa được xây dựng bắt đầu từ thế kỷ XIII. Thời gian đó rơi đúng vào thời nhà Trần. La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đã từng nhắc đến lịch sử hình thành của chùa bằng 2 câu thơ. “Hương Tích Trần Triều – Hồng Sơn đệ nhất phong” (Dịch: Hương Tích ngôi chùa đời Trần – Dựng trên ngọn núi đẹp nhất Ngàn Hống).
Sự tích gắn liền với Chùa Hương Tích?
Công chúa Diệu thiên là sự tích gắn liền với chùa. Nàng là con gái vua Trang Vương nước Sở tu hành hóa Phật. Truyền thuyết truyền lại, khi biết vua cha có ý định ép gả mình cho quan viên quan võ độc ác. Nàng công chúa đã tìm đến cửa Phật để quy y. Nàng được Phật che chở và cứu thoát trong trận hỏa hoạn khi dừng chân ở động Hương Tích và nàng đã lập am tu hành tại đây.
Về sau, khi được tin vua cha bị bệnh nặng, nàng đã dâng hiến cả tròng mắt và bàn tay của mình để cứu người cha. Đức Phật đã cảm động dưới hàng động của cô giá. Ngài đã hóa phép cho mắt Diệu Thiện sáng lại, tay mọc lại. Công chúa đã tu hành đắc đạo và hóa thành Phật Quan Âm ngàn mắt ngàn tay được truyền lại mãi đười sau.
Biến có mà Chùa Hương Tích từng trải qua?
Năm 1885, trận hỏa hoạn lớn xảy ra. Hậu quả không may đó là ngôi chùa đã bị thiêu rụi phần lớn. Năm 1901, Tổng đốc An – Tĩnh đã tiến hành quyên góp, để trùng tu và xây dựng lại. Năm 1936, Chùa được vua Bảo Đại chọn làm biểu tượng chạm khắc vào Anh Đỉnh được đặt ở Đại Nội Huế. Từ năm 1990, chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin Việt Nam công nhận là di tích văn hóa - thắng cảnh cấp quốc gia.
2. Di chuyển đến chùa Hương Tích
Du khách sẽ khởi hành từ trung tâm thành phố Hà Tĩnh. Bạn chỉ cần chạy dọc theo quốc lộ 1A khoảng 20km đến được thị trấn Nghèn thuộc huyện Can Lộc. Sau đó, tiếp tục chạy xe khoảng 7km nữa. Lúc này, chúng ta sẽ đến dãy núi Hồng Lĩnh. Tuyến đường di chuyển đến chân núi du khách có thể chọn di chuyển bằng xe máy, taxi hoặc ô tô gia đình.
Cách di chuyển từ chân núi Hồng Lĩnh vào tham quan Hương Tích
Du khách có thể chọn 3 cách dưới đây
Cách 1: Di chuyển bằng cách đi bộ theo triền núi đến miếu Linh Sơn
Dưới chân núi Hồng Lĩnh, du khách đi bộ dọc theo triền núi để đến được miếu Linh Sơn. Sau đó tiếp tục đi bộ để lên được chùa chính. Du khách sẽ đi bộ khoảng 3km để lên được chùa Hương Tích. Lửa thử vàng, gian nan thử sức, vì vậy bạn cần có một thể lực thật tốt mới có thể chọn cách di chuyển này.
Cách 2 - Di chuyển bằng cáp treo lên thẳng đền Thượng
Du khách vẫn phải di chuyển đến miếu Cô. Sau đó, du khách phải mua vé cáp từ ga miếu Cô đi lên thẳng đền Thượng. Di chuyển bằng cap treo có ưu điểm là nhanh chóng (chỉ mất khoảng 4 phút di chuyển), tiết kiệm sức lực của du khách. Bạn có thể để lại sức lực cho chặng đường khám phá phía trước. Tuy nhiên, nhược điểm của cách di chuyển này đó là bạn phải trả thêm một khoản chi phí từ 120 nghìn (1 chiều) đến 160 nghìn đồng (2 chiều) cho giá vé cáp treo. Ngoài ra bạn sẽ không được ngắm cảnh thiên nhiên trên con đường từ miếu Cô lên đền thượng
Cách 3 - Di chuyển bằng thuyền
Nhiều du khách lựa chọn di chuyển bằng thuyền để thưởng thức phong cảnh non nước hữu tình. Từ miếu Linh Sơn, bạn đi dọc theo hồ Nhà Đường một chặng đường khoảng 1,5km. Sau đó bạn đến được miếu Cô làm lễ. Ưu điểm của cách di chuyển này là có thêm những trải nghiệm, hòa mình cùng non nước. Nhược điểm của cách di chuyển này đó là du khách phải đổi cách di chuyển nhiều lần. Như vậy cơ thể sẽ dễ bị mệt mỏi.
Xem thêm :
- Đặt vé xe khách Sài Gòn đi Bến xe Hồng Lĩnh Hà Tĩnh giá rẻ lịch trình 24h
3. Du lịch tâm linh tại chùa Hương Tích Hà Tĩnh?
3.1. Công trình kiến trúc độc đáo
Chùa Hương tích được đánh giá là có kiến trúc cổ kính và trang nghiêm. Quần thể di tích văn hóa chùa Hương Tích bao gồm nhiều công trình và hạng mục. Chùa Hương Tích ngoài thờ Phật, chùa còn lập ra nhiều đền thờ Thần. Nơi đây mang đậm tín ngưỡng văn hóa của người Việt.
Cung Tam Bảo của chùa hiện nay đang đặt 54 pho tượng Phật cổ. Các pho tượng được làm bằng gỗ quý hiếm và có lịch sử hàng nghìn năm. Các bậc đá và nền đá của chùa có giữ nguyên sơ dấu tích rêu phong hầu theo kết cấu cũ.
3.2. Đắm mình trong khung cảnh núi non
Đặc sản của chùa Hương Tích đó là núi non Hùng Vĩ. Du khách đến chùa có thể đắm mình trong khung cảnh này và quên hết mọi áp lục cuộc sống. Chùa có độ cao 650m so với mực nước biển. Phong cảnh tuyệt vời như vậy chùa Hương Tích Hà Tĩnh đã hút hồn rất nhiều du khách. Cung đường dẫn lên chùa thoai thoải và được thiết kế thành theo bậc thang. Từ trên cao nhìn xuống, du khách có thể thu gọn vào tầm mắt khung cảnh chùa. Một khung cảnh hoang sơ, huyền ảo và xanh ngắt giữa một vùng trời núi rừng nguyên sơ. Nếu bạn được đứng ở không gian tĩnh lặng giữa chốn linh thiêng mờ ảo trong làn hương khói này. Tâm hồn của bạn sẽ trở nên thư thái và thật bình yên.
3.3. Lễ hội chùa Hương Tích Hà Tĩnh
Lễ hội cùa chùa được tổ chức đa số vào đầu năm. Sau Tết Nguyên Đán, chùa sẽ bắt đầu tiến hành khai hội. Lễ hội của chùa kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch hằng năm. Ngày hội chính được chùa tổ chức vào 18/2 âm lịch với quy mô lớn. Sở dĩ lấy ngày này tổ chức lễ hội bởi đây là ngày mà công chúa Diệu Thiện hóa Phật.
Lễ hội của chùa Hương Tích Hà Tĩnh là biểu tượng của nét đẹp văn hóa tín ngưỡng truyền thống. Lễ hội không chỉ biểu tượng cho người dân bản địa nói riêng mà biểu tượng cho các Phật tử gần xa trên cả nước nói chung. Tham gia lễ hội sẽ giúp du khách trải nghiệm các hoạt động văn hóa dân gian của người Việt thời xưa.
Xem thêm :
- Du lịch tâm linh là gì? Top 5 địa điểm nổi nhất Việt Nam